Tại sao da chúng ra lại đổ dầu? Nguyên nhân gây dầu mụn

Có thể bạn quan tâm

Nhiều người, đặc biệt là những người sở hữu làn da dầu luôn tìm mọi cách để loại bỏ hết bã nhờn trên da, liệu điều này có thực sự đúng và cần thiết?

Nơi sản sinh ra dầu nhờn

Cùng nhìn vào cấu trúc da, ta có thể thấy tại lớp hạ bì có 2 tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dầu nhờn:

Tuyến bã nhờn: Nơi sản sinh ra bã nhờn

Và một tuyến mồ hôi dầu ở bên trong lỗ chân lông của chúng ta đó là tuyến mồ hôi dầu (Apocrine), bởi vậy tại các vùng da như đầu, lưng, ngực… mồ hôi sẽ có dầu. Còn tuyến mồ hôi nước (Eccrine) xuất hiện hầu hết ở cơ thể và mở trực tiếp trên bề mặt da. Do đó, những vùng không hề có nang lông như lòng bàn tay, bàn chân vẫn đổ nhiều mồ hôi, đó là mồ hôi do tuyến Eccrin tiết ra.

cấu trúc da

Trung bình một ngày trên khắp cơ thể chúng ta sẽ sản sinh 1 – 2g bã nhờn. Và sự thật thì bã nhờn hay dầu nhờn không xấu như chúng ta nghĩ. Dầu nhờn chính là một tấm màng chắn để cho vi khuẩn, vi trùng không thâm nhập sâu vào bên trong da của chúng ta. Công dụng thứ hai là ngăn cho da chúng ta thoát hơi ẩm, thoát nước ra bên ngoài môi trường.

Ngoài ra, da dầu lại có thể làm chậm quá trình lão hoá da. Bởi dầu có khả năng hấp thụ một số tia cực tím của mặt trời, đồng thời bã nhờn cũng có tác dụng giữ cho da được ngậm nước, không bị khô.

Như vậy, quá trình sản xuất dầu nhờn là một phần hoạt động bình thường của làn da khỏe mạnh. Nó giúp cho da mịn màng hơn và ít có nếp nhăn hơn. Nhưng nếu quá trình sản xuất này xảy ra quá mức so với bình thường thì đây chính là yếu tố gây ra da dầu và các ảnh hưởng có hại đến làn da chẳng hạn như bị mụn, nhọt, sưng đau…

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng dầu mụn?

  1. Tuổi tác:

Da có xu hướng tằn hoặc giảm tiết bã nhờn theo tuổi tác. Sự tiết bã nhờn được tăng lên đỉnh điểm ở phụ nữ là từ 20 – 25 tuổi, còn nam giới là tầm 25 – 30 tuổi.

Tuy nhiên, khi lớn tuổi da sẽ bị lão hóa, bên cạnh lượng protein và collagen sụt giảm, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động kém hơn, khả năng giữ nước, giữ ẩm giảm, khiến da dần trở nên khô hơn, dễ hình nếp nhăn, rãnh nhăn

  1. Giới tính

Trong cơ thể của hai giới đều có chứa hormone androgen (nội tiết tố nam) và hormone estrogne. Và khi nồng độ của các hormone này tăng hoặc giảm, đều ảnh hưởng tới quá trình tiết bã nhờn trên da. Hiểu một cách đơn giản, hormone androgen tăng thì sẽ khiến da tăng tiết bã nhờn, còn hormone estrogen tăng thì sẽ giúp làm ngừng sự tiết dầu nhờn.

Đặc biệt là phụ nữ có xu hướng giảm dầu nhanh chóng hơn so với nam giới. Và lượng dầu tiết ra trên cơ thể nam giới cũng nhiều hơn so với lượng dầu tiết ra trên cơ thể nữ giới.

  1. Cơ địa:

Mỗi người có mật độ tuyến dầu trên da khác nhau, người ít, người nhiều, thậm chí một số người còn gặp phải vấn đề phì đại tuyến dầu (tuyến dầu hoạt động quá mức). Những người có mật độ tuyến dầu nhiều hoặc phì đại thì hiện chưa có sản phẩm nào có thể làm mất đi các tuyến dầu này cả.

  1. Ăn uống

Da như là một tấm gương phản chiếu những gì diễn ra bên trong cơ thể. Bất kể những gì chúng ta ăn, uống đều được biểu hiện ra bên trên da. 

Do đó, những người sở hữu làn da dầu không nên sở dụng quá nhiều các sản phẩm là chế phẩm từ sữa. Bởi trong sữa bò có rất nhiều hoocmon androgen, và khi chúng ta nạp quá nhiều androgen từ sữa bò vào cơ thể sẽ khiến da tăng tiết bã nhờn hơn.

Hơn nữa, trong sữa bò cũng có một chất nữa đó là IGF-1, chất này cũng kích thích tuyến bã nhờn trong da hoạt động mạnh hơn, đồng nghĩa là da tiết dầu nhiều hơn. Tốt hơn hết, các bạn sở hữu làn da dầu nên chuyển sang sử dụng các loại sữa hạt, như sữa hạt điều, sữa đậu nành….

  1. Do thời tiết, môi trường sống

Theo thống kê, những người sống ở vùng nhiệt đối có tỷ lệ người da dầu nhiều hơn. 

Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp sẽ khiến tuyến bã nhờn trên da đóng lại, khiến cho dầu nhờn không thoát ra bên ngoài mà đọng lại bên trong lỗ chân lông.

Mùa hè nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động trơn tru hơn, từ đó sẽ tiết ra nhiều bã nhờn hơn.

Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, nhiều người Việt Nam cũng bị đổ dầu thường xuyên hơn. Kết hợp với tình trạng ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng khiến cho người Việt rất dễ sinh mụn. 

lan da mun

  1. Thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc

Khi bạn ngủ, hoocmon tăng trưởng được sản sinh ra nhiều nhất. Và hoocmon tăng trưởng trong cơ thể có tác dụng là kích thích tổng hợp protein, nuôi dưỡng các tế bào da, tái tạo các tế bào da và sửa chữa những tổn thương trên da.

Nếu bạn nào ngủ không đủ giấc, hoặc thiếu ngủ triền miên trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoocmon tăng trưởng không sản sinh ra đầy đủ sẽ khiến da bị khô hơn. Da có cơ chế tự nhiên là nếu bị khô sẽ phát tín hiệu cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn để bảo vệ và giữ ẩm.

Nên nếu bạn hay thức khuya, hay trằn trọc, không ngủ đủ thì khi bạn thức dậy da cảm giác da đổ rất nhiều dầu. Tuy nhiên, da đổ nhiều dầu không phải là da đủ ẩm, mà da vẫn rất khô, dẫn tới tình trạng “inner dry” tức là khô da từ bên trong.

  1. Do căng thẳng, stress

Hệ thống mao mạch nằm trong lớp hạ bì (tuyến dầu, tuyến mồ hôi đều nằm tại lớp này), có nhiệm vụ cung cấp oxi và dinh dưỡng tới các tế bào khác. Khi căng thẳng, lượng máu được lưu thông kém hơn, không thể đưa oxy và chất dinh dưỡng tới các tế bào da một cách tốt nhất.

Nếu mao mạch máu không hoạt động tốt, thì chất thải không được đào thải một cách trơn tru, khiến chất thải bị ứ đọng, tích lũy, gây ra các vấn đề về mụn.

  1. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

Sở hữu làn da dầu, nhiều bạn có xu hướng muốn loại bỏ hết bã nhờn trên bề mặt da bằng cách sử dụng các sản phẩm làm sạch da quá mức. Việc này lấy đi toàn bộ lớp dầu trên da, và cả NMF (natural moisturizing factor) trên da, khiến hàng rào bảo vệ da trở nên yếu hơn. 

gernetic-octo-tri-mun-dau-den-lo-chan-long-to-3

Khi lượng dầu tự nhiên bị mất đi khả năng ngăn da mất nước cũng mất đi, khiến da có xu hướng trở nên khô hơn, da lại tăng tiết dầu để cân bằng độ ẩm, và khiến da dầu thêm.

Vậy nên với những bạn có làn da dầu, không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch quá mức và cũng đừng khiến làn da trở nên kiệt quệ dầu, không còn chút dầu nào trên da. Điều đó không hề tốt chút nào!

Bên cạnh đó, nhiều người sở hữu làn da dầu không dưỡng ẩm cho da vì nghĩ rằng da đã đủ ẩm, ngại cảm giác nhờn dính, lo lắng rằng khi cấp ẩm nhiều trên da sẽ khiến bít tắc lỗ chân lông khiến dầu tiết ra nhiều hơn. Thực tế cho thấy những người thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ có độ tiết đầu ít hơn so với người không có thói quen này. 

Ngoài ra, khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, bạn cần tìm hiểu thật kỹ không chỉ dựa vào độ nổi tiếng của thương hiệu mà cần tìm hiểu về thành phần, công nghệ để “đầu tư” cho xứng đáng. Những sản phẩm chăm sóc da không được đầu tư công nghệ khiến sản phẩm có kích thước phân tử lớn, khi sử dụng trên da không được hấp thụ hoàn toàn mà lưu lại một phần trên da khiến da bức bí, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn. Vì sản phẩm khó hấp thụ, chỉ có thể nằm lại trên bề mặt da thì chỉ đem đến khả năng giữ ẩm thôi chứ không đạt được mục đích trị liệu. 

@Bài viết thuộc bản quyền của Công ty TNHH Bích Thủy, chia sẻ vui lòng ghi rõ nguồn!